Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Sapa có đặc sản gì? Những món ngon không thể bỏ lỡ ở Sapa

0

Cập nhật vào 28/02

Ẩm thực ở Sapa rất đa dạng và phong phú, từ các món dân tộc đến cao cấp. Dưới đây là 15 món ăn đặc sản Sapa bạn nên thưởng thức khi đến đây.

  1. Bánh đặc sản Sapa
  2. Hạt dẻ rừng Sapa
  3. Hoa quả đặc sản Sapa
  4. Đặc sản rau Sapa
  5. Đặc sản cá hồi Sapa
  6. Đặc sản thắng cố Sapa
  7. Thịt lợn cắp nách Sapa
  8. Thịt trâu gác bếp
  9. Cuốn sủi Sapa
  10. Thịt gừng Núng Dìn và xôi 7 màu
  11. Đặc sản gà đen Sapa
  12. Mọc cốm của người Tày
  13. Măng chua Sapa
  14. Đồ nướng Sapa
  15. Đặc sản rượu Sapa

1. Bánh đặc sản Sapa

Đến Sapa, bạn sẽ được thưởng thức những loại bánh đặc sản của người dân tộc như:

Bánh ngô

Bánh ngô hay còn gọi là Páu pó cừ được làm vào tầm tháng 4 đến tháng 5 âm lịch. Bánh được làm từ ngô non, loại ngô vẫn còn sữa để mang xay ra làm bánh.

Bánh Ngô đặc sản Sapa

Ngô non sau khi được xay ra sẽ được mang đi nấu giống như nấu xôi, khi chín nắm thành từng miếng rồi bọc lại với lá chuối.

Bánh dày “Páu plậu”

Cũng như bánh dày của người Kinh, bánh dầy đặc sản của Sapa cũng được làm từ gạo nếp. Sau khi được ngâm nước lã khoảng 2 tiếng và để ráo, gạo nếp sẽ được mang đi nấu thành xôi, đổi nguội rồi giã cho đến khi dẻo quánh lại với nhau.

Bánh dày đặc sản của Sapa

Bánh đao

Bánh đao có tên gọi khác là Páu cò, đây là một loại bánh được làm nhiều vào khoảng tháng 6 cho đến tháng 10.

Bánh đao được làm từ bột nếp và đao, xay thành nước rồi mang đi lọc để thu về lớp bột trong và mịn.

Bánh chưng đen – trắng

Thực chất, bánh chưng ở Sapa cũng bao gồm các nguyên liệu như gạo nếp, nhân đậu và được gói lá ở bên ngoài.

Bánh chưng đen Sapa

Tuy nhiên, bánh chưng đặc sản của người dân Sapa khác chút xíu về hình dáng, thay vì hình vuông thì họ sẽ gói thuôn dài hơn một chút.

Bánh xốp

Đây là loại bánh truyền thống của người Dao, nhìn qua sẽ có hình dáng hơi giống với bánh bò. Nhưng khi ăn thì vị lại khác. Bánh xốp có màu trắng muốt, có mùi gần giống như mùi bánh mì và không có vị gì cả.

2. Hạt dẻ rừng Sapa

Hạt dẻ rừng có ở khắp các khu chợ hay phố ẩm thực ở Sapa, thường được du khách chọn mùa làm quà. Nhân hạt dẻ có màu vàng chanh, vị ngọt, bùi, thơm ngậy.

Đặc sản hạt dẻ rừng Sapa

Hạt dẻ thường được luộc sau đó đem rang để chín thấu, dậy mùi thơm bùi. Người dân tộc còn nghiền hạt dẻ làm nhân bánh thay bột đậu xanh, ăn ngon mà lạ.

3. Hoa quả đặc sản Sapa

Mận Sapa

Đây là 1 trong những đặc sản mùa hè ở Sapa của người H’mông, người Hà Nhì. Sapa có rất nhiều loại mận ngon như mận Tả Lý, mận Tả Van, mận vàng, mận đỏ, mận Tam Hoa, mận Hậu.

Đặc sản mận Sapa

Mận ở đây có vị ngọt nhẹ, thêm tý vị chua, vị chát, cùi mận giòn tan, hạt nhỏ và róc.

Đào rọ

Gọi là đào rọ bởi người dân tộc Mông đen ở Sapa thường đựng đào trong các rọ nhỏ đem bán.

Đặc sản đào rọ Sapa

Đào chỉ nhỏ như chén nước, vỏ có lông tơ mềm như nhung, vị quả hơi chua, thơm giòn, cùi thịt có thể trắng hoặc vàng. Đào cùi trắng sẽ ngọt hơn đào cùi vàng.

Mắc cọp Sapa

Tháng 9 là mùa thu hoạch mắc cọp ở Sapa. Mắc cọp Sapa được trồng nhiều ở những triền đồi, tự lớn lên trong môi trường lạnh nên quả nhỏ hơn so với lê nhập lậu từ Trung Quốc.

Đặc sản mắc cọp Sapa

Thanh Mai Sapa

Thanh mai Sapa hay còn gọi là quả dâu rừng, được trồng nhiều trên Sapa và Lào Cai. Cây thanh mai tự mọc trên rừng và được người dân đi thu hái khi quả chín.

Quả thanh mai đặc sản Sapa

Tháng 3 đến tháng 5 là mùa người ta đi rừng thu hoạch thanh mai.

Táo mèo Sapa

Táo mèo Sapa được trồng chủ yếu ở khu vực vườn quốc gia Hoàng Liên và được người Mông đi rừng thu hái.

Đặc sản táo mèo Sapa

Khi mua táo mèo Sapa, các bạn nên chọn những quả màu vàng có mùi thơm nhẹ. Vì có vị rất chua và chát vậy nên loại quả này không hay để ăn sống.

Nho Sapa

Trên các bản làng ở Sapa người dân còn trồng rất nhiều nho. Nho Sapa là giống cây bản địa thấp, cằn, quả nhỏ nhưng nhiều nước có có vị ngọt đậm.

Nho Sapa hoàn toàn là được trồng tự nhiên cũng chính vì thế mà quả cũng thường nhỏ hơn ở nơi khác.

4. Đặc sản rau Sapa

Một trong những điều khiến du khách thích nhất khi đi Sapa đó chính là được thưởng thức những loại rau Sapa như:

Rau cải mầm đá Sapa

Đặc sản cải mầm đá Sapa là loại khá hiếm vì rau mọc trên đỉnh núi cao và chỉ có vào mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch. Đây là món đặc sản mùa đông ở Sapa.

Đặc sản rau cải mầm đá Sapa

Tuy có mùi vị như rau ngồng cải bình thường nhưng mầm đá ngọt và thơm hơn, bạn có thể luộc rau chấm với muối vừng hoặc trứng dầm nước mắm, ngoài có thể thử món mầm đá xào thịt trâu để nhắm rượu.

Rau chua:

Đây là món rau gém đặc trưng của người dân Sapa, khi ăn lá có vị chua chua, mát mát ăn xong có vị ngọt.

Đặc sản rau chua Sapa

Rau chua Sapa thường được dùng ăn kèm cùng các món nhiều mỡ để giảm cảm giác ngấy khi ăn như món thịt ba chỉ luộc, thịt quay, lòng lợn….

Rau ngồng Sapa

Rau ngồng là những loại rau đã già có phần thân cây đã có hoa. Rau ngồng Sapacó nhiều loại như ngồng su hào, ngồng su su, ngồng tỏi…. Ngồng thường được xào với tỏi, thịt chứ không luộc hoặc nấu canh.

Rau cải ngồng Sapa

Rau cải mèo Sapa

Đây là loại rau chính trong các bữa ăn hàng ngày của người dân vùng cao Sapa. Loại rau đặc sản Sapa này thường được chế biến với nhiều món như: xào, nấu, luộc hoặc dùng để ăn lẩu.

Rau đậu Hà Lan Sapa

Rau đậu Hà Lan khá hiếm, được trồng và mọc theo giàn, ngọn rất nhỏ nhưng mềm mang màu xanh nhạt mà non tơ ở Sapa. Loại rau đặc sản Sapa này thường dùng để nấu canh với thịt băm, xương… hoặc đơn giản chỉ là nấu suông.

Rau củ khởi Sapa

Rau có vị hơi đắng ngòn ngọt và mùi thơm đặc trưng và là món đặc sản của các nhà hàng ở Lào Cai. Rau củ khởi Sapa thường nấu với nước xương hầm hoặc thịt băm.

Đặc biệt, đây là một loại rau rất tốt cho sức khỏe phụ nữ, trẻ em, là vị thuốc chữa say rượu rất hiệu nghiệm.

5. Đặc sản cá hồi Sapa

Cá hồi Sapa có thịt chắc, thớ săn, không có mỡ, màu hồng tươi, mềm và béo ngọt. Cá được chế biến thành nhiều món ăn như sashimi, chiên xù, hấp, nấu cari, lẩu cá hồi, gỏi cá hồi, cá hồi nướng…

Đặc sản cá hồi nướng Sapa

Món lẩu cá hồi của Sapa mang nét đặc trưng riêng có với nồi nước lẩu thơm ngon, thả thêm vài loại rau như măng chua, lá giang, hoa chuối,…

6. Đặc sản thắng cố Sapa

Với những người sành ẩm thực, thắng cố không phải là món ăn xa lạ, thậm chí món ăn này được chế biến lại để phục vụ cho đông đảo người dân thành phố.

Đặc sản thắng cố Sapa

Nhưng thắng cố giữ được hương vị cổ truyền nhất phải là ở các phiên chợ Bắc Hà, Sapa của người dân tộc H’mông.

Thắng cố được chế biến trên một chảo lớn, cho thịt và nội tạng ngựa ninh nhừ trên bếp than, ngoài ra còn cho thêm những hương liệu như thảo quả, quế chi, hoa hồi và nhiều gia vị truyền thống khác vào ướp.

Đặc sản lẩu thắng cố Sapac

Chính vì nguyên liệu làm ra món ăn này mà rất nhiều du khách e ngại và không quen mùi vị. Thế nhưng, nhắc đến ẩm thực Sapa thì Thắng cố vẫn là món ăn có vị trí nhất định.

7. Thịt lợn cắp nách Sapa

Thịt lợn cắp nách là đặc sản vô cùng được ưa chuộng ở Sapa, với những lứa lợn được nuôi tự nhiên, không ép cân hay ăn các loại cám công nghiệp nên thịt chắc và thơm ngon hơn.

Lợn cắp nách là đặc sản nổi tiếng ở Sapa

Thịt lợn cắp nách chỉ nặng chừng 10 kg, được chế biến thành đủ các món như hấp, nướng, xào, quay. Thịt lợn chấm với muối chấm giã cùng ớt xanh, lá nhội, hạt dổi, mắc khén sẽ làm cho mọi thực khách ăn hoài không chán.

8. Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp được nghĩ ra khi những người Thái đen muốn dự trữ thực phẩm trước những ngày mưa bão.

Đặc sản thịt trâu gác bếp Sapa

Món ăn này được chế biến bằng cách mang những khối thịt thăn, thịt bắp được thái dọc thớ, đem ướp gia vị đặc trưng rồi treo lên gác bếp hun khói.

Đặc sản thịt trâu gác bếp Sapa

Thịt trâu gác bếp khi thành phẩm sau 8 tháng đến một năm. Mùi thịt do bị ám khói lâu ngày nên có mùi hơi hắc, những thớ thịt khi xé ra thơm ngon, vị ngọt đậm đà, cay cay vô cùng kích thích vị giác.

9. Cuốn sủi Sapa

Cuốn sủi là món ăn độc đáo còn được biết với tên gọi là phở khan.

Đặc sản cuốn sủi Sapa

Thành phần làm nên món Cuốn sủi bao gồm bánh phở, củ dong, thịt bò, rau thơm, lạc rang, hạt tiêu, ớt và nước sốt đặc biệt từ các loại gia vị đặc trưng của người dân tộc.

Phở cuốn sủi Sapa

Các nguyên liệu trên được trộn đều lên, hòa quyện hương vị và mang đến món phở khan vô cùng thích hợp để ăn sáng.

10. Thịt gừng Núng Dìn và xôi 7 màu

Thịt gừng là món ăn khá độc đáo được làm từ các loại xương sườn, xương sống và thủ lợn. Những nguyên liệu trên đem băm nhỏ, bóp muối, cho một ít rượu ngô và gừng tươi giã nhỏ vắt nước tẩm ướp.

Thịt gừng Núng Dìn Sapa

Thịt gừng sau khi đã chế biến sơ qua được mang bỏ vào chum và đổ nước lên, đậy nắp kín và đến khi muốn ăn thì lấy ra kho lên ăn cùng cơm.

Xôi ngũ sắc Núng Dìn

Xôi bảy màu là món ăn của người Nùng Dín (Mường Khương, Lào Cai). Món ăn này trước đây chỉ có trong những ngày lễ Tết. Những thúng xôi rất bắt mắt với nhiều màu sắc sặc sỡ nhưng hoàn toàn được làm bằng những nguyên liệu dễ kiếm từ cỏ cây, hoa lá.

11. Đặc sản gà đen Sapa

Gà đen có phần da màu đen, xương giòn, thịt săn chắc, mùi vị thơm ngon. Khi đi du lịch Sa Pa, bạn không nên bỏ quên món gà đen nướng mật ong, một đặc sản nổi tiếng của vùng đất này.

Đặc sản gà đen Sapa

Gà đen trước khi đem nướng được phết lớp mật ong, bên trong được tẩm ướp những gia vị lá rừng đặc trưng. Gà vừa nướng vừa được phết mật ong óng vàng, chấm với muối tiêu chanh, ăn kèm lá bạc hà vô cùng thơm, ngọt ngào vị mật và cay cay của lá rừng.

12. Mọc cốm của người Tày

Từ nguyên liệu quen thuộc là cốm, người dân tộc Tày đã chế biến thành nhiều món ăn đặc sản như: Cơm cốm, mọc cốm, cốm ép…

Người Tày thường chế biến cốm theo những cách phổ biến như cơm cốm, cốm ép và mọc cốm.

Món mọc cốm được coi là cầu kỳ và hấp dẫn hơn cả. Người ta làm mọc cốm bằng cách lấy phần thịt lẫn da dày mỡ của một con vịt béo, thái từng miếng mỏng và dài, phần cổ, xương sống, cánh, xương… đem băm viên nhuyễn, dùng làm nhân, xào cho chín tới.

Tiếp đó, người ta cho cốm vào lá dong, cho nhân vào giữa khối cốm, túm lá lại, dùng lạt buộc, rồi cho vào nồi hấp cách thủy hoặc xếp vào chõ đồ để các hạt cốm ngấm gia vị, dẻo dính liền nhau, tạo nên sự hấp dẫn cho món ăn.

13. Măng chua Sapa

Trong những đặc sản Sapa nổi tiếng, măng chua là một trong những món đặc sản độc đáo nhất. Đây vừa là món ngon vừa là món quà ý nghĩa cho du khách phương xa. Măng chua Sa Pa thường được làm từ măng của cây vầu.

Đặc sản măng chua Sapa

Khi mới nhú được khoảng 20 – 30cm, măng vầu tươi sẽ được bẻ, mang về bóc vỏ và rửa sạch, xắt thành từng lát nhỏ. Sau đó, người nấu sẽ được ủ vào các chum. Cuối cùng, họ đậy kín miệng chum để tránh tác động từ không khí và nước.

Khoảng 20 ngày hoặc một tháng sau, măng sẽ đạt đến độ chua vừa đủ và chính thức đem ra sử dụng. Măng chua Sapa có vị chua mát đặc trưng nên có thể được dùng để nấu canh với cá hoặc thịt.

14. Đồ nướng Sapa

Một điểm thú vị khi đến với Sapa chính là có rất quán nướng nhỏ ngoài trời, tiết trời se se lạnh ngồi bên bếp than và thưởng thức những xiên thịt chín đều, cơm lam, trứng nướng sẽ không có gì tuyệt vời hơn.

Đồ nướng Sapa rất phổ biến ở trong thị trấn

15. Đặc sản rượu Sapa

Sapa có 2 loại rượu nổi tiếng là rượu táo mèo và rượu Sán Lùng. Rượu táo mèo được ngâm từ quả táo mèo rừng có mùi thơm hương táo rất đặc biệt, uống có vị ngọt chát. Còn rượu Sán Lùng thì được ủ bằng loại men bí truyền của người Dao Đỏ.

Đặc sản rượu San Lùng

Bạn có thể mua được rượu táo mèo, rượu Sán Lùng nguyên chất tại chợ Sapa. Nếu có dịp ghé qua thôn Sán Lùng ở xã Bản Xèo, Bát Xát, bạn sẽ được thưởng thức và mua được chai rượu Sán Lùng chuẩn ngon hảo hạng.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.