Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

14 địa điểm du lịch ở Điện Biên bạn nên đến ít nhất 1 lần

0

Cập nhật vào 16/07

Trong tất cả những điểm du lịch ở Điện Biên, 14 địa điểm dưới đây bạn nên đến ít nhất 1 lần. Đọc bài viết dưới đây của Blog phượt để biết thêm về những điểm đến này nhé.

1. Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ

Khu di tích chiến trường Ðiện Biên Phủ là một trong những điểm du lịch ở Điện Biên mà không ai có thể bỏ qua khi đến đây. Khu di tích này là quần thể các di tích lịch sử ghi lại chiến công của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược.

Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ

Khu di tích này chính là chiến trường năm xưa với những cứ điểm nổi tiếng như Đồi A1, C1, C2, D1, Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy của tướng De Castries.

Hiện khu di tích này tọa lạc tại xã Mường Phăng, cách TP Điện Biên Phủ gần 30km, bao phủ cả “vùng chảo Điện Biên.

Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát

Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ

Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát

Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn còn được giữ nguyên.

Xung quanh hầm là hàng rào phòng thủ với hệ thống dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng. Hầm Đờ Cát dài 20m và rộng 8m, bao gồm bốn gian dùng cho cả nơi ở và làm việc.

Đồi A1

Toàn cảnh khu di tích đồi A1

Khu di tích chiến thắng Đồi A1

Đồi A1

Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, là cứ điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ.

Đồi A1 nằm dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bao gồm 2 đỉnh: Tây Bắc cao hơn 490m, Đông Nam cao hơn 493m.

Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1

Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1

Nằm cách di tích lịch sử đồi A1 vài trăm mét về hướng nam, nghĩa trang liệt sĩ Đồi A1 được xây dựng vào năm 1958. Đây là nơi yên nghỉ của 644 cán bộ, chiến sĩ… đã anh dũng hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

Hầu hết các ngôi mộ ở đây đều vô danh. Bầu không khí yên tĩnh, trang nghiêm và thiêng liêng tại đây có thể khiến cho bạn phải xúc động khi tự tay thắp hương lên từng ngôi mộ của các liệt sĩ.

Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Điện Biên tọa lạc tại Phố 1, P Mường Thanh, Tp Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Bảo tàng Điện Biên Phủ được xây dựng vào năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ

Cầu Mường Thanh

Được Pháp gọi là cầu “Prenley”, là cây cầu bắc qua sông Nậm Rốm, ở địa điểm cách ngã ba đường 279 hiện nay khoảng 300 m. Cầu sắt Mường Thanh là chiếc cầu dã chiến được làm sẵn và vận chuyển từ nước Pháp sang lắp ghép tại Điện Biên.

Cầu Mường Thanh, Điện Biên

2. Cánh đồng Mường Thanh

Cứ ngỡ rằng Tây Bắc chỉ có ruộng bậc thang nhưng nơi đây còn nổi tiếng với 4 cánh đồng lúa lớn. Đứng đầu danh sách là cánh đồng Mường Thanh với diện tích hơn 140 km2.

Cánh đồng Mường Thanh lớn nhất Tây Bắc

Từ lâu, câu truyền khẩu “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người dân Tây Bắc với ngụ ý xếp hạng các cánh đồng. So với cánh đồng Mường Lò, Yên Bái; cánh đồng Mường Than, Lai Châu, cánh đồng Mường Tấc, Sơn La, cánh đồng Mường Thanh, Điện Biên được đánh giá là rộng lớn nhất.

Nằm trên độ cao hơn 400 m so với mặt nước biển, cánh đồng Mường Thanh trải dài hơn 20 km với chiều rộng trung bình 6 km.

Cánh đồng Mường Thanh nhìn từ trên cao

Cánh đồng Mường Thanh, Điện Biên

Cánh đồng Mường Thanh là nơi cho ra đời những bức ảnh thiên nhiên lộng lẫy với lúa chín vàng rực. Đây là cánh đồng lớn nhất vùng Tây Bắc, trải dài dọc theo sông Nậm Rốn, giáp với di tích Điện Biên Phủ lẫy lừng.

3. Hồ Pá Khoang, Điện Biên

Hồ Pá Khoang thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 20km, nằm kề quốc lộ 279, nối thành phố Điện Biên Phủ với Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ – Mường Phăng.

Từ trung tâm thị xã Điện Biên, chỉ đi 20km trên con đường nhỏ dẫn vào xã Mường Phăng – một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng phía Bắc bởi trước đây là đại bản doanh của chiến dịch Điện Biên Phủ – đến hồ.

Hồ Pá Khoang là địa điểm du lịch khá nổi tiếng ở Điện Biên

Con đường này cũng rất đẹp, lên xuống theo triền núi, dọc đường thỏa sức ngắm những ngôi nhà của người Thái ẩn hiện dưới bóng cây rừng.

Hồ Pa Khoang có nhiều thảm thực vật phong phú, địa hình đa dạng, khí hậu tốt thích hợp cho việc nghỉ dưỡng… Trong các thảm rừng quanh hồ có nhiều thú và nhiều loại hoa phong lan đủ chủng loại.

Hồ Pá Khoang thơ mộng ở Điện Biên

Đến với địa điểm thơ mộng này, bạn sẽ bị ấn tượng bởi cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mây trời ẩn hiện, nhất là những khi có sương mù thì cảnh sắc lại càng mờ ảo rung động lòng người. Nơi đây còn có những ngôi nhà nhỏ xinh ở lòng hồ của người Thái, người Khơ Mú.

4. Suối nước khoáng nóng Hua Pe

Đến với Điện Biên du khách đã một lần tắm nước nóng ở Khu Tắm Khoáng Hua Pe Lai sẽ thấy được sự khác biệt. Từ đâu đó trong lòng núi, những dòng nước nóng quanh năm chảy ra, đổ vào suối Nậm Pe, Hua Pe.

Nước ta không có nhiều suối khoáng nóng, do đó suối khoáng Hua Pe ở Điện Biên rất được các bạn trẻ yêu thích. Người ta bảo rằng, suối nước nóng thì có nhiều, nhưng để uống được thì chỉ có nước khoáng ở Hua Pe.

Suối nước khoáng nóng Hua Pe, Điện Biên

Suối khoáng nóng Hua Pe thuộc xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ 5 km về phía Tây Bắc. Từ cầu Mường Thanh, đi chừng 5 km theo đường về Đồn biên phòng Pa Thơm, sẽ đến nơi đây.

Suối nước khoáng nóng Hua Pe

Hiện nay địa điểm này đã được khai thác thành điểm du lịch, bạn có thể đến để ngâm mình thư giãn, với nhiều bể bơi tha hồ cho mọi người tận hưởng làn nước khoáng nóng dễ chịu.

5. Đèo Pha Đin

Đèo Pha Đin hay Dốc Pha Đin là đèo núi có độ dài 32 km nằm trên quốc lộ 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

Điểm khởi đầu của đèo cách Thành phố Sơn La về phía Tây 66 km còn điểm cuối của đèo cách Thành phố Điện Biên Phủ khoảng 84 km.

Đèo Pha Đin hùng vĩ nhìn từ trên cao

Được mệnh danh là một trong 4 con đèo hiểm trở nhất của miền núi phía Bắc, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Mã Pí Lèng, đèo Pha Đin luôn là giấc mơ của bất cứ phượt thủ nào.

Cảnh đẹp hùng vĩ hoang sơ với sắc trắng hoa ban, ánh hồng của hoa đào mùa xuân chính là nét duyên cuốn hút khách du lịch đến với nơi đây.

Bình minh trên đèo Pha Đin

Cũng có khi đèo được xếp cùng nhóm sáu con đèo gây ấn tượng nhất Việt Nam bao gồm Khau Phạ, Hồng Thu Mán (trên Quốc lộ 4D, thuộc Pa So, Phong Thổ, Lai Châu), Ô Quy Hồ, Hải Vân và Hòn Giao (thuộc Hòn Giao, Khánh Hòa).

Đèo Pha Đin là 1 trong tứ đại đỉnh đèo ở Tây bắc

6. Thị xã Mường Lay, Điện Biên

Mường Lay là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Điện Biên nối với tỉnh Lai Châu, là mảnh đất đã trải qua bao thăng trầm lịch sử.

Mường Lay hôm nay dù vẫn còn đâu đó những đau đớn của một thời quá khứ bởi sự tàn phá vô tình của thiên nhiên nhưng đang thay da đổi thịt từng ngày với công cuộc tái định cư Thủy điện Sơn La.

Thị xã Mường Lay, Điện Biên

Bao quanh là núi non hùng vĩ, phía dưới dòng sông Đà cuộn chảy; nép mình bên bờ sông những ngôi nhà sàn mái lợp ngói đá và cả những cô gái Thái có nét đẹp dịu dàng như nhành ban trắng

Thị xã Mường Lay, Điện Biên

Bạn muốn sở hữu những bức ảnh độc đáo với nhà sàn, hồ thủy điện và những ngọn núi hùng vĩ? Tất cả sẽ có trong chuyến thăm đến thị xã Mường Lay, Điện Biên.

Nơi đây đã trở thành một trong những khu du lịch sinh thái đẹp nhất cả nước, với khí hậu mát mẻ, trong lành, tạo cảm giác thư thái, dễ chịu cho khách du lịch.

7. Cầu Hang Tôm

Trước khi cầu Mỹ Thuận được xây dựng, cầu Hang Tôm chính là cây cầu cáp treo lớn nhất nước ta, thậm chí là Đông Dương. Cầu Hang Tôm bắc ngang qua sông Đà, nối liền hai tỉnh Điện Biên – Lai Châu.

Cầu Hang Tôm không chỉ là cây cầu dây văng lớn nhất của cả khu vực vào thời điểm bấy giờ mà còn nhờ khung cảnh kỳ vĩ của nó, sau khi sông Đà hợp lưu với dòng Nậm Na, cuồn cuộn chảy giữa hai dãy núi cao vút, quốc lộ 12 men theo bờ sông cheo leo hiểm trở, chiếc cầu đẹp như một khuông nhạc kẻ vắt qua đôi bờ dựng đứng.

Cầu Hang Tôm, cây cầu cáp treo “huyền thoại” từng nối hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu

Hang Tôm như một điểm nhấn cho vùng Tây Bắc. Cũng bởi vẻ đẹp hoành tráng và hoang sơ của cầu Hang Tôm nên những năm sau này, dân du lịch, Tây cũng như ta, đã đổ về đây, nhất là từ khi xuất hiện phong trào du lịch bụi.

Đến với Hang Tôm, cũng như tên gọi cây cầu, không ai không muốn thưởng thức những con tôm có vị ngọt lừ duy nhất chỉ có ở nơi đây.

8. Cực Tây A Pa Chải

A Pa Chải là một bản thuộc xã Sín Thầu huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên, Việt Nam. Trước đây bản A Pa Chải là bản ở cực tây trên đất liền của miền bắc Việt Nam. Tên “A Pa Chải” được dùng đặt cho tên đồn biên phòng và cho cửa khẩu A Pa Chải.

Cực Tây A Pa Chải - Cột mốc thiêng liêng của Tổ Quốc

Nằm ở phía Tây Tây bắc bản A Pa Chải cách cỡ 8 km theo đường thẳng, là đỉnh Khoan La San cao 1864 m so với mực nước biển, là điểm cao đặt cột mốc biên giới 3 nước Trung Quốc, Việt Nam và Lào, là cột mốc số 0. Đây là 1 trong số những địa điểm đi phượt nổi tiếng mà rất nhiều bạn trẻ muốn chinh phục ở Tây bắc.

Đồn biên phòng A Pa Chải

Nơi này được mệnh danh là “1 con gà gáy cả ba nước đều nghe thấy”. Cực Tây A pa chải cách tỉnh lỵ Điện Biên Phủ khoảng 260 km. Nơi đây chủ yếu là người Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác sinh sống. A Pa Chải trong tiếng Hà Nhì có nghĩa là vùng đất bằng phẳng, rộng lớn.

9. Động Pa Thơm

Động Pa Thơm hay động Tiên Hoa là hang động dạng karst trong núi đá vôi, ở xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Động có tên theo tiếng dân tộc Thái là “Thẩm Nang Lai”, nghĩa là “hang Tiên Hoa”, vì thế một số tài liệu gọi tên là hang hoặc động Tiên Hoa. Động mang nhiều huyền thoại và truyền thuyết đẹp về tình yêu đôi lứa.

Động Pa Thơm, Điện Biên

Động ở gần biên giới Việt-Lào, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ chừng 30km về phía tây nam. Động nằm ở rìa xã Pa Thơm, giáp với xã Na Ư.

Từ thành phố tìm về xã Noong Luống phía tây nam, rồi theo đường dọc dòng Nậm Nứa (Nậm Rốm) đi về phía tây qua Đồn Biên phòng Pa Thơm đến trung tâm xã là bản Pa Sa Lào, xã Pa Thơm thì rẽ lên núi theo hướng nam. Động cách trung tâm xã cỡ 5 km.

Những khối thạch nhũ hoang sơ và độc đáo, với muôn ngàn hình dạng khác nhau chính là nét thu hút khách du lịch đến với động Pa Thơm. Phía ngoài động còn có cả một thác nước trong vắt, bọt tung trắng trời và dòng suối mát để bạn thỏa thích chụp ảnh, nghịch nước.

10. Thành Bản Phủ

Thành Bản Phủ nằm ở xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 9 km.. Đây là một kỳ tích về xây dựng thành của họ Hoàng.

Thành Bản Phủ nằm ở xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên

Thành rộng hơn 80 mẫu. Sau lưng là sông Nậm Rốn. Tường thành đắp bằng đất, trồng tre gai vây quanh, loại tre được mang từ Thái Bình lên. Ngoài có hào sâu rộng 4-5 thước trên mặt thành ngựa, voi đi lại được. Thành có các cửa: tiền, hậu, tả, hữu. Mỗi cửa có đồn cao và vọng gác…

11. Đền thờ Hoàng Công Chất

Đền thờ Hoàng Công Chất được xây ở trung tâm thành Chiềng Lê (tức Bản Phủ) để thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân – là di tích lịch sử văn hóa quan trọng của địa phương.

Đền thờ Hoàng Công Chất, Điện Biên

Nơi đây ghi lại công lao to lớn cửa người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất, người con của Thái Bình trong cuộc chiến tranh giải phóng Mường Thanh (Mường Then) – Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ.

12. Cửa khẩu Tây Trang

Cửa khẩu Tây Trang là một cửa khẩu quốc tế tại vùng đất bản Ka Hâu xã Nà Ư huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên, Việt Nam.

Cửa khẩu quốc tế Tây Trang

Cửa khẩu Tây Trang là điểm kết thúc của quốc lộ 279 trên đèo Tây Trang sang Lào.

Là một trong những cửa khẩu quốc tế của nước ta, cửa khẩu Tây Trang là điểm thông thương quan trọng của nước ta với Sop Hun, huyện May tỉnh Phong Saly, Lào. Nếu bạn có ý định mang xe máy qua và chạy dọc đất nước Lào, hãy chọn con đường qua cửa khẩu này nhé.

13. Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé nằm trên địa phận huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên, cách thành phố Hà Nội khoảng 700km về phía Tây Bắc. Đây là khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng về sinh học được đánh giá vào loại lớn nhất ở Việt Nam…

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé có diện tích khoảng 310.262 ha gồm 10 xã biên giới của huyện Mường Nhé với sự cư trú của các dân tộc như: Hà Nhì, H’Mông, Khơ Mú, Mông…và gần 118.000ha đất rừng tự nhiên được bao phủ 43% , trong đó có nhiều cánh rừng nguyên thuỷ như: rừng thường xanh trên đất thấp, rừng thường xanh trên núi cao và rừng tre nứa đang được bảo tồn nguyên vẹn.

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé

Từ trên cao nhìn xuống phong cảnh núi rừng Mường Nhé giống như một bức tranh đẹp và rất có hồn. Pha lẫn trong màu xanh lục của cây rừng, màu vàng của hoa cúc quỳ cùng với màu vàng đỏ của những đoạn đường chưa được rải nhựa.

Trên những nếp nhà sàn, nhà lá, có kích cỡ to nhỏ khác nhau nằm rải rác bên vệ đường, ven suối và lẫn cả trong những lùm cây rậm rạp, um tùm, thấp thoáng xa xa là những ngọn núi nhấp nhô lượn sóng nối tiếp nhau cùng đua dưới ánh mặt trời.

14. Suối nước nóng UVA

Suối khoáng nóng có tên là “UVa” được bắt nguồn từ phiên âm chữ “Ú Vá” của người dân địa phương xã Noọng Luống. Trong đó, Ú được dịch là bà; Vá có nghĩa là cái nôi.

Theo truyền thuyết, suối khoáng nóng này chính là một bà tiên nằm trên một cái nôi đẹp. Phong cảnh UVa trên là đồi núi, dưới là sông, suối, hồ.

Suối nước nóng UVA Điện Biên

Trên đồi UVa có một huyền thoại về bảy cô tiên. Cứ chiều đến, bảy cô tiên giáng trần xuống hồ tắm và sau đó quay trở lại đồi, rồi cùng vui chơi và dạy cho những người dân tộc Thái biết trồng dâu, nuôi tằm, cấy lúa, dệt vải…

4.5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.