Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Lai Châu – Vẻ đẹp tiềm ẩn: Phần 4 – Khám phá Tam Đường

0

Cập nhật vào 25/02

Du lịch Lai Châu không thể không nhắc đến huyện Tam Đường. Đây là một trong những huyện có khá nhiều những điểm du lịch thú vị như bản Nà Luồng, bản Hon, bản Bo, Đèo Ô Quy Hồ,… Hãy cùng Blog Phượt khám phá Tam Đường Lai Châu trong bài viết sau đây nhé!

  1. Giới thiệu về Tam Đường
  2. Đến Tam Đường vào thời gian nào?
  3. Đến Tam Đường bạn cần chuẩn bị những gì?
  4. Tam Đường Lai Châu có gì đẹp?

1.  Giới thiệu về Tam Đường

Huyện Tam Đường có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Sùng Phài, Nùng Nàng, Bản Giang, Bản Hon, Thèn Xin, Tả Lèng, Hồ Thầu, Giang Ma, Bình Lư, Sơn Bình, Nà Tăm, Bản Bo, Khun Há và thị trấn Tam Đường.

Lai Châu – Vẻ đẹp tiềm ẩn: Phần 4 - Khám phá Tam Đường

Vị trí Tam Đường: Phía Đông giáp tỉnh Lào Cai; Tây và Nam giáp huyện Sìn Hồ; Bắc giáp huyện Phong Thổ.

Tam Đường cách Hà Nội khoảng gần 400km. Từ Hà Nội, bạn đi theo quốc lộ 32 qua Thị xã Sơn Tây, Thị xã Nghĩa Lộ là đến.

Cung đường từ Hà Nội lên Tam Đường, Lai Châu

Cung đường từ Hà Nội lên Tam Đường, Lai Châu

2.  Đến Tam Đường vào thời gian nào?

Vì mang đặc trưng của khí hậu Tây Bắc nên thời gian thích hợp đến Tam Đường nói riêng và Lai Châu nói chung cũng tương tự như nhau.

Tam Đường mùa lúa gần chín

Bạn nên đến Tam Đường vào khoảng thời gian mùa lúa chín từ tháng 9-10 kết hợp mùa lúa Mù Cang Chải và cánh đồng Mường Than ở Than Uyên.

Bình minh ở thị trấn Tam Đường, Lai Châu

Tránh đi vào mùa mưa bởi thời điểm đó Tây Bắc thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất rất nguy hiểm. Nên cập nhật tình hình thời tiết Tam Đường trước khi đi bạn nhé.

Thị trấn Tam Đường ngày mưa gió

3.  Đến Tam Đường bạn cần chuẩn bị những gì?

Nếu đi bằng ô tô thì bạn chỉ cần chuẩn bị quần áo và các vật dụng cá nhân, giấy tờ tùy thân là đủ. Một số nhà xe chạy tuyến Hà Nội – Tam Đường như: Nhà xe Thế Anh. Giờ chạy: 11h00, 11h30, 15h30, 16h00. Giá vé: 350k.

Đường lên Thị xã Tam Đường, Lai Châu

Nếu bạn đi lên Tam Đường bằng xe máy thì cần chuẩn bị thêm những vật dụng cần thiết khi đi phượt mà Blog Phượt đã chia sẻ rất chi tiết trong bài viết: Cần chuẩn bị những gì khi đi phượt?

4.  Tam Đường Lai Châu có gì đẹp?

Tam Đường thường ít được nhắc đến khi đi phượt, tuy vậy không phải vì thế mà Tam Đường không có cảnh đẹp.

4.1. Đèo Ô Quy Hồ

Một trong những cung đường đèo hiểm trở bậc nhất của núi rừng Tây Bắc không thể không kể đến đèo Ô Quý Hồ – Vua đèo của Tây Bắc và là 1 trong số những cung đường đèo đẹp nhất Việt Nam.

Đèo Ô Quy Hồ - 1 trong tứ đại đỉnh đèo ở Tây Bắc

Đèo Ô Quý Hồ nối liền 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai, nơi có đỉnh Fansipan huyền thoại. Nằm ở độ cao hơn 2000m giữa mây núi ngút ngàn, cung đường đèo hiện ra mềm mại, trải dài như dải lụa uốn mình sát những vách núi dựng đứng.

Cung đường đèo Ô Quy Hồ

Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên, Đèo Hoàng Liên Sơn do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ, nhưng ít ai biết rõ xuất xứ cái tên “Ô Quý Hồ”.

Đèo Ô Quy Hồ nhìn từ trên Cổng trời

Ô Quý Hồ chính là tiếng kêu da diết của một loài chim mỗi khi hoàng hôn rơi trên đỉnh núi và ẩn sau tiếng kêu ấy là một câu chuyện tình yêu không thành của đôi trai gái.

Hoàng hôn trên đỉnh Ô Quy Hồ

Đèo Ô Quy Hồ nhìn từ trên Cổng trời

Ngoài con đường mê hoặc bởi những khúc cua tay áo liên tục, Ô Quý Hồ còn hấp dẫn ở sự khác biệt rất lớn về nhiệt độ ở hai phía của con đèo. Nếu bạn đang chịu cái nóng ấm hơi khô của sườn Tây dãy Hoàng Liên (thuộc địa phận Lai Châu) thì sẽ ngạc nhiên thích thú khi vượt qua đỉnh đèo Cổng Trời của Ô Quý Hồ để đón nhận hơi gió lúc nào cũng ẩm và mát lạnh bên phía Sapa (Lào Cai).

Biển mây bồng bềnh trên đỉnh Ô Quy Hồ

Đến Ô Quý Hồ vào mùa đông, nếu may mắn ta có thể được chiêm ngưỡng một cảnh tượng hiếm gặp ở Việt Nam đó là những bông tuyết và hiện tượng băng đá.

4.2. Bản Nà Luồng

Nhờ cảnh đẹp hoang sơ cùng với các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ lại, bản Nà Luồng, xã Nà Tăm (Tam Đường, Lai Châu) đã trở thành điểm du lịch thu hút khách đến thăm quan.

Bản Nà Luồng, thị xã Tam Đường, Lai Châu

Theo lời giải thích của người dân địa phương nơi đây, dịch theo nghĩa của tiếng dân tộc Lào thì từ “Luồng” có nghĩa là “con rồng”, “Nà” có nghĩa là “ruộng”.

Tương truyền, nơi đây là mảnh đất trù phú, địa hình bằng phẳng có núi non xanh biếc lại có dòng Nậm Mu trong vắt, hiền hòa chảy quanh năm, thuận lợi cho việc cấy lúa, trồng ngô. Cảnh sắc thơ mộng con người lại chân thật, giàu lòng mến khách, nên rồng thường xuống tắm và nằm nghỉ trên bãi ruộng…

Người dân tộc Lào sống ở bản Nà Luồng

Hiện nay bản Nà Luồng có 94 hộ gia đình, hơn 400 nhân khẩu, 100% dân tộc Lào sinh sống. Nhờ chú trọng việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc nên các phong tục tập quán dường như còn nguyên vẹn không bị đổi thay theo thời gian.

Vì vậy, đến với nơi này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của các ngôi nhà sàn có kiểu kiến trúc 4 mái đặc trưng, hít thở bầu không khí trong lành, được tận hưởng cảm giác bình yên, êm ả nơi núi rừng Tây Bắc và đặc biệt là được giao lưu trò chuyện, hàn huyên tâm sự với những con người chân chất, tấm lòng đơn sơ nhưng nồng hậu.

Đến nay, cuộc sống của người dân bản địa phần lớn còn mang tính tự cung, tự cấp. Các món ăn chủ yếu được chế biến từ những sản phẩm của nhà làm ra như: rau rừng, cá suối nướng, cơm lam…

Tuy cách trung tâm huyện lỵ chừng 10km, nhưng rất lâu rồi bà con đã tự trồng rau ăn phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày và góp phần vào việc phát triển du lịch cộng đồng.

Để giữ gìn các làn điệu dân ca, dân vũ, đặc biệt là điệu múa xòe và lăm vông; đã hơn 10 năm nay, người dân trong bản thành lập đội văn nghệ với sự đóng góp công sức của 20 thành viên, thường xuyên mang lời ca tiếng hát để động viên, cổ vũ tinh thần lao động, cầu cho mưa thuận gió hòa, xây dựng cuộc sống văn hóa ở bản làng.

Các điệu múa xòe, múa trống cùng với việc sử dụng các nhạc cụ truyền thống dân gian như: Trống, chiêng, khèn bè, sáo thường xuyên được tổ chức, đặc biệt là vào dịp Lễ hội Bun Vốc Nặm (còn gọi là Lễ hội Té nước).

4.3. Bản Hon

Nằm cách thành phố Lai Châu 20km, trên tuyến du lịch “Vòng cung Tây Bắc, đường đi thuận lợi cộng với nguồn tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo, Bản Hon đang dần trở thành một điểm đến ưa thích của hàng ngàn lượt khách quốc tế mỗi năm.

Lai Châu – Vẻ đẹp tiềm ẩn: Phần 4 - Khám phá Tam Đường

Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Bản Hon nằm trên xã Bản Hon gồm Bản Hon 1 có gần 90 hộ và Bản Hon 2 có gần 70 hộ sinh sống. Đây là nơi cư trú của cộng đồng dân tộc Lự và Mông, trong đó, dân tộc Lự chiếm 90%.

Điểm đặc trưng ở Bản Hon là nơi đây vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa phong phú, đặc sắc, tiêu biểu là kiến trúc nhà ở, ẩm thực, trang phục và nghề thủ công truyền thống của đồng bào Lự.

Bản Hon, Tam Đường, Lai Châu

Với chủ trương phát triển du lịch cộng đồng nhưng không làm mất đi nét đẹp văn hóa bản làng truyền thống, du lịch văn hóa cộng đồng Bản Hon được hình thành hy vọng sẽ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn.

4.4. Thác Tác Tình

Tác Tình” từ xưa đến nay vẫn được người dân gọi bằng cái tên thân thương như vậy, nó gắn liền với đời sống vật chất cũng như văn hoá bản địa thường ngày của đồng bào.

“Tác Tình” không chỉ đơn giản là tên một con thác mà còn là một truyền thuyết mang âm hưởng tình ca của một đôi trai gái yêu nhau

Lai Châu – Vẻ đẹp tiềm ẩn: Phần 4 - Khám phá Tam Đường

Không biết từ bao giờ tên gọi “Tác Tình” đã hình thành và tồn tại trong tiềm thức của từng cư dân người Dao nói riêng và tất cả mọi người dân nơi đây nói chung.

Thác Tác Tình, Tam Đường, Lai Châu

Theo tiếng Dao thì tác có nghĩa là nước từ trên cao đổ xuống, tình có nghĩa là nước từ trên thác đổ xuống tạo thành một vũng nước trên mặt đất (giống như một hồ nhỏ).

Thác Tác Tình, Tam Đường, Lai Châu

Truyền thuyết kể lại rằng “Xưa kia, từ lâu lắm rồi không ai còn nhớ vào thời gian nào, tại một bản người dân tộc Dao dưới chân thác có một nàng Lở Lan xinh đẹp, vẻ đẹp của nàng được ví như những đoá Lan rừng – đẹp và ngào ngạt hương thơm.

Nàng đem lòng yêu một chàng trai trong bản, cả hai thương nhau và quấn quýt như con hươu, con nai trên rừng bên nhau sớm tối. Nhưng hạnh phúc không được bao lâu thì tai hoạ đã ập xuống đầu hai người, tình yêu của họ đã gặp muôn vàn trắc trở, trông gai vì bị kẻ gian âm mưu hãm hại chia cách, không thể nên duyên chồng vợ.

Để giữ trọn tình yêu thuỷ chung của mình và lời thề ước giữa hai người, nàng Lở Lan đã trẫm mình xuồng dòng thác. Cảm phục trước hành động của cô gái trẻ, người dân nơi đây đã đặt tên cho ngọn thác là thác Tác Tình để tưởng nhớ đến cô cùng với mong ước tác hợp cho chuyện tình của hai người”

4.5. Động Tiên Sơn

Động Tiên Sơn nằm gần kề trên quốc lộ 4D, thuộc địa phận xã Bình Lư – huyện Tam Đường.  Nói đến quần thể động là nói đến một chuỗi liên hoàn có tên động xưa là  “Đà Đón”   hiểu theo tiếng phổ thông là Hang Đá Trắng vì ngay cửa động có vách đá màu trắng, động gồm 49 khoang (49 cung) nối tiếp nhau chạy dài thông qua hai sườn núi.

Động Tiên Sơn, Tam Đường, Lai Châu

Càng đi vào sâu thì cung càng lớn, trong động có nhiều thạch nhũ với những hình thù khác nhau, điều đặc biệt là trong động có dòng suối trong vắt chảy qua, uốn lượn quanh trong lòng động tạo cho du khách cảm giác nhẹ nhàng, thư thái, thoải mái.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.