Cập nhật vào 17/07
Homestay đang được coi là hình thức kinh doanh “hái ra tiền” của nhiều người. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu về bí quyết hay chiến lược kinh doanh, cần biết một số thông tin cơ bản nhưng quan trọng dưới đây.
1. Homestay thực chất là gì?
Nhiều người còn nhầm homestay như là khách sạn, nhà nghỉ có bếp và cho phép khách tự nấu ăn. Tuy nhiên, không phải như vậy.
Khách hàng được trải nghiệm cuộc sống người dân bản địa khi ở homestay
Về bản chất, homestay là loại hình lưu trú mà khách du lịch sẽ nghỉ lại tại nhà dân để khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán, đời sống văn hóa của người dân tại địa phương. Để hiểu rõ hơn, hãy hình dung về một loại hình lưu trú tại nhà người dân. Ở đó, bạn sẽ được hòa mình vào không gian sinh hoạt với gia chủ, được nấu nướng, được làm việc, trò chuyện và ăn uống với họ như một thành viên trong gia đình. Từ đó, bạn sẽ có một cái nhìn gần gũi và chân thực hơn về văn hóa địa phương mà mình vừa đặt chân tới.
Loại hình này đặc biệt phù hợp với những quốc gia có nền văn hóa đa dạng như Việt Nam. Đó là lý do tại sao kinh doanh homestay đang là một từ khóa rất hot trong giới trẻ hiện nay.
Nếu bạn đang gặp vấn đề tắc nghẽn đường ống nước, tắc nghẽn bồn cầu, vui lòng liên hệ với thông cống nghẹt quận gò vấp được hỗ trợ giải quyết vấn đề nhanh nhất. Bạn sẽ không phải chịu bất tiện và mùi hôi khó chịu nữa.
2. Khoản chi phí cần có khi làm homestay
Điều kiện đầu tiên là tiền. Bạn sẽ cần có 1 khoản tiền nhất định để bắt đầu và duy trì hoạt động kinh doanh. Nhìn chung thì khi bắt đầu 1 cơ sở kinh doanh, bạn sẽ cần tiền để chi tiền cho các khoản sau:
- Tiền khảo sát + lên phương án thiết kế
- Tiền cải tạo + Mua sắm trang thiết bị
- Tiền cọc nhà + Thanh toán trước tiền nhà 3-6 tháng hoặc 1 năm
- Tiền đăng ký các loại giấy phép cần thiết
- Tiền dự trù chi phí đầu tư phát sinh (10%)
- Tiền dự trù chi phí vận hành, marketing
Tất nhiên, tùy vào điều kiện và quy mô homestay mà mức phí sẽ khác nhau. Dưới đây là ví dụ cho nhà nguyên căn 2 phòng ngủ: 70m2. Giá thuê: 10tr/1 tháng. Không nội thất. Thanh toán 6 tháng 1 lần, cọc 1 tháng. Tiền khảo sát và lên phương án thiết kế: 150k/1m2.
- Tiền khảo sát + lên phương án thiết kế: 150*70 = 10tr5
- Tiền cải tạo + Mua sắm trang thiết bị+ Chụp ảnh: 100tr
- Tiền cọc nhà + Thanh toán trước tiền nhà: 70tr
- Tiền đăng ký các loại giấy phép cần thiết: 5tr
- Tiền dự trù chi phí đầu tư phát sinh (10%): 10tr
- Tiền dự trù chi phí vận hành, marketing: 10tr
Tổng chi phí mở homestay: 205,5tr.
Như vậy là tối thiểu bạn cần có 205,5tr để bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên 205,5 tr là trong trường hợp bạn kinh doanh tốt, có lãi, có dòng tiền từ việc cho thuê đều đặn. Và bạn sẽ dùng dòng tiền từ việc cho thuê đó trích ra để trả tiền thuê nhà 6 tháng cho kỳ đóng tiền kế tiếp. Còn nếu không đủ thì bạn sẽ phải lấy 1 nguồn bên ngoài khác để bù vào tiền nhà 6 tháng tiếp theo đó. Vậy tức là bạn nên chuẩn bị nhiều hơn 205,5tr.
3. Rủi ro khi làm homestay
Khách review thiếu chính xác
Những kiểu khách như thế này rất nhiều mà không ít lần làm các host đau đầu. Việc để lại review xấu, rate sao thấp nhưng không đưa lý do cụ thể hoặc chân thực ảnh hưởng đến listing rất nhiều. Những khách hàng tiếp theo sẽ căn cứ vào review, thứ hạng để quyết định booking hay không. Những đánh giá xấu sẽ giảm uy tín, thậm chí giá trị căn hộ của bạn trong lâu dài.
“Mình host 1 người Hàn, anh ta cho mình 3*. Vấn đề là khi gặp chuyện không vừa ý anh ta không hề nói chuyện với mình. Mình luôn sẵn sàng để khắc phục vấn đề cho khách. Nhưng khách họ không giao tiếp, họ ở xong họ tự checkout luôn rồi đánh mình 3*. Quá chán, giờ không biết làm thế nào, có bị ảnh hưởng gì không nhỉ các bạn?” – chia sẻ rủi ro kinh doanh homestay từ 1 host trên Group các chủ hộ.
Với khách hàng kiểu này, bạn cứ mạnh dạn phản hồi và báo cáo lại trên các OTA hoặc giải trình/ xóa review nếu nó được đăng lên channel của homestay bạn.
Khách thuê phòng có những hoạt động trái pháp luật
Khách tổ chức bay lắc và sử dụng ma túy tại homestay
Có thể nói, đây là rủi ro kinh doanh homestay lớn nhất đối với chủ đầu từ. Nhóm người du lịch ngang nhiên “phạm tội” trong ngôi nhà của bạn sẽ tạo ra rất nhiều nguy hiểm cho khách bên cạnh hay cho phía homestay. Nếu bị phát giác, có thể bạn sẽ bị liên lụy và hậu quả để lại sau đó vô cùng lớn.
Để tránh rủi ro này bạn cần:
- Theo dõi những danh sách đến từ nhiều chủ homestay khác chia sẻ để tránh “tiếp” những vị khách như vậy.
- Cần khai báo tạm trú, tạm vắng rõ ràng, đồng thời ký thỏa thuận thuê nhà với mục đích lưu trú.
- Khi phát hiện nghi ngờ khách hàng có chất cấm trong người thì hãy tiến hành kiểm tra hoặc nhờ cơ quan chức năng xuống kiểm tra.
Cố tình phá hỏng đồ của homestay
Thật không may mắn cho các homestay khi phải tiếp đón những vị khách hàng này. Bởi không phải khách hàng nào cũng có ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn đồ đạc của homestay, với họ là người đi thuê nên họ có quyền.
Khách hàng cố tình phá hỏng đồ dùng tại homestay vì “không phải của mình mà”
Tồi tệ hơn khi đã xảy ra sự cố, khách hàng còn không chịu chấp nhận bồi thường thiệt hại, chỉ vì lý do đơn giản không có trong cam kết hay hợp đồng. Với những sự việc này, khách hàng đang có lợi thế, vậy nên bạn đành “ngậm bồ hòn” chấp nhận.
Cách khắc phục: Bạn sẽ cần thương thảo khéo léo với khách hàng ngay từ đầu về những thỏa thuận, cam kết giữa đôi bên về nội dung bồi thường thiệt hại khi họ làm hỏng đồ đạc. Khi đã “Giấy trắng mực đen” thì mọi chuyện sẽ được giải quyết một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Nhiều khi khách làm rơi nhiều rác xuống đường ống nhà vệ sinh gây tắc, tạo mùi hôi thối, mất vệ sinh. Chủ nhà cần liên hệ ngay với đơn vị chuyên thông cống hcm để xử lý vấn đề nhanh chóng, chuẩn bị đón những đợt khách tiếp theo.
Khách ảo/ vô trách nhiệm/ hay hủy phòng
Khách book rồi hủy liên tục để giảm giá, khách hủy phòng trước giờ check in, khách book chưa thanh toán nhưng không đến,… là combo khiến các host bực mình nhất. Bạn vừa tốn thời gian, công sức; vừa tổn thất doanh thu.
Cách tốt nhất là để chế độ thanh toán trước > 50%, tính phí khi hủy phòng sau thời hạn định sẵn và lựa chọn những OTA uy tín, đảm bảo quyền lợi chủ nhà như Luxstay (yêu cầu khách chuyển tiền 100% để giữ phòng).
Chủ nhà đòi lại nhà
Rất nhiều người thuê lại nhà người khác để kinh doanh homestay. Và khi chủ nhà thấy công việc kinh doanh thuận lợi đã đòi lại nhà để tự mình kinh doanh. Do đó, khi ký hợp đồng với chủ nhà, bạn cần thỏa thuận rất kỹ về những điều khoản đền bù cũng như thời gian thông báo trước khi đòi nhà. Đảm bảo số tiền đền bù hợp đồng phải bù lại được chi phí bạn đã đầu tư. Thời gian thông báo trước để bạn kịp xử lý những khách đã đặt phòng.
Trên đây là những điều cần chú ý trước khi quyết định làm homestay. Để đảm bảo kinh doanh thành công và hiệu quả, bạn nên tham khảo và tìm cách giải quyết các vấn đề này.