Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cách bảo quản máy ảnh khi đi du lịch xứ lạnh

0

Cập nhật vào 08/02

Đây là một số chia sẻ về kinh nghiệm bảo quản máy ảnh khi đến những địa điểm du lịch lạnh lẽo như Sa Pa, Mẫu Sơn hay ở nước ngoài, giúp mọi người giữ gìn tốt phương tiện cũng khá đắt tiền để ghi lại những khoảnh khắc đáng quý của chuyến đi này.

Máy ảnh kỵ nhất là ẩm ướt. Máy ảnh là một thiết bị cơ – điện tử có khả năng chịu lạnh trong giới hạn nhất định. Đa số máy ảnh phổ thông không được thiết kế để sử dụng trong băng tuyết. Bởi vậy, có nhiều câu hỏi được đặt ra về việc làm sao bảo quản tốt máy ảnh khi đi du lịch mùa đông, đi du lịch ở xứ lạnh, nơi có nhiệt độ dưới 10 – 15 độ C:

– Phải bảo quản máy ảnh như thế nào ở thời tiết lạnh?

– Cần thay lens thì thay như thế nào là hợp lý?

– Khi nhiệt độ ở ngoài lạnh đưa máy ảnh vào nhà (thường là có lò sưởi nhiệt độ thay đổi đột ngột) xử lý máy như thế nào cho đúng?

– Trong điều kiện lạnh như thế, sử dụng máy ảnh nhiều quá, tức là chụp nhiều ở thời tiết lạnh có ảnh hưởng gì đến máy không?

– Cần có thiết bị hay túi bảo quản gì trong điều kiện thời tiết lạnh?

Trước khi đi chơi xa thì việc chuẩn bị các cách bảo quản máy ảnh cho chuyến du lịch khá cần thiết, và nhất là với những tay chụp ảnh bán chuyên nghiệp luôn lo lắng cho “con cưng” của mình. Như thế nào để không bỏ lỡ những cảnh đẹp tuyệt vời ở vùng đất mới? Bảo quản máy ảnh như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi trên, sau đây là các lưu ý chính hướng dẫn cách bảo quản và sử dụng máy ảnh đúng mà các bạn nên note lại phòng khi đi du lịch ở xứ lạnh.

1. Bỏ vào vali hay ba lô đều được, để tránh nhiệt độ quá lạnh, không nên đeo máy ảnh bên người.

Ba lô chuyên đựng máy ảnh đi du lịch

Dân chụp ảnh luôn trang bị cho bản thân một ba lô chuyên để máy chụp ảnh khi đi du lịch.

2. Cứ thay lens như bình thường, tránh để bụi, tuyết rơi vào, khi chụp nhớ thay nhanh không nên để quá lâu trước thời tiết lạnh.

3. Để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột tốt nhất nên để máy vào 1 bao nilon kín (chẳng hạn như Ziploc). Túi nilon Ziploc giúp giữ máy và các thiết bị khác an toàn, đừng quên bỏ trong bao nilon đó 1 túi hút ẩm nhỏ. Khi đi từ nơi có nhiệt độ thay đổi đột ngột thì không nên dùng máy ảnh ngay mà nên đợi một thời gian để nhiệt độ của máy ảnh (trong bao) cân bằng với môi trường rồi hãy xài để tránh sự ngưng tụ hơi nước trong ống kính và máy ảnh. Bạn không nên mang thiết bị của mình lại gần lò sưởi, củi đốt, nguồn nhiệt nếu như ngay trước đó chúng đã làm việc khá lâu ngoài trời lạnh.

Bảo quản máy ảnh bằng túi Ziploc

Khi chụp hình ngoài trời lạnh trong thời gian dài đừng che máy ảnh bằng áo khoác của mình (nhiều người muốn giữ ấm cho con cưng) vì như thế sẽ làm tăng nhiệt độ của máy ảnh và dĩ nhiên khi bạn rút nó ra khỏi áo khoác, sự ngưng tụ cũng sẽ xảy ra trong máy.

Tham khảo thêm: Tác dụng của “bao cao su” cho dân phượt

4. Chụp ảnh nhiều ở thời tiết lạnh thì sẽ nhanh hết pin hơn bình thường. Và nhớ là nên đem theo pin dự phòng thì cũng đừng cất pin kỹ quá vì nó làm cho pin có nhiệt độ ấm, mà cái máy chúng ta đang chụp thì lại lạnh, nên khi thay pin thì sự ngưng tụ cũng sẽ xảy ra ở hộc đựng pin.

Một vấn đề nữa là bất cứ viên pin nào cũng có một dải nhiệt độ hoạt động tối ưu, khi nhiệt độ xuống thấp hơn ngưỡng dưới, viên pin máy ảnh có thể phóng điện yếu hoặc bị treo hoàn toàn. Cảnh báo này đúng với bất kỳ thiết bị cơ – điện tử dùng năng lượng pin hoặc ắc quy.

5. Không nên sử dụng máy ảnh trong môi trường nhiệt độ quá thấp

Nếu sử dụng trong mưa tuyết, hệ thống rất dễ bị hư hỏng do băng tuyết ngưng đọng trên thân máy hoặc ống kính, sau đó tan thành nước và thẩm thấu vào trong. Có người sẽ phản biện là làm sao tuyết tan trong nhiệt độ thấp như vậy được? Câu trả lời là do hơi ấm từ tay chúng ta khi cầm máy và bản thân nó cũng sinh nhiệt khi hoạt động, hoặc băng tuyết sẽ tan ngay khi chúng ta cầm máy bước vào nhà, lều hay ôtô…

Không nên sử dụng máy ảnh trong môi trường nhiệt độ quá thấp

Ngoài ra, không cần đến băng tuyết, riêng nhiệt độ quá lạnh cũng có thể gây ra hư hỏng đối với thiết bị. Máy ảnh và ống kính (kể cả loại kỹ thuật số) luôn có các chi tiết cơ học phải sử dụng dầu – mỡ đặc biệt để bôi trơn. Nếu trời quá lạnh, chất bôi trơn sẽ bị đông cứng, gây ra những hiện tượng phổ biến như kẹt gương lật, kẹt màn trập, kẹt vòng zoom hay vòng focus trên ống kính…

Cuối cùng, trên thân máy và ống kính, một số vật liệu phổ dụng như da, cao su, nhựa phủ cũng rất dễ bị biến dạng, nứt vỡ, bong tróc khỏi cốt kim loại trong nhiệt độ quá thấp.

6. Nên mang theo máy sấy tóc nhỏ khi đến những nơi du lịch có nhiệt độ dưới 0 độ.

Theo như những chia sẻ người ta khuyến khích là nên bỏ máy vào 1 túi nilon kín, mỏng, dai và trong. Đây là giải pháp dự phòng nhanh và hữu hiệu mà các tay máy có kinh nghiệm thường áp dụng, nó cho phép thực hiện các thao tác chụp ảnh và điều chỉnh máy + ống kính từ bên ngoài túi. Chất lượng ảnh chụp xuyên qua màng ni lông mỏng (bọc phẳng và căng trước mặt ống kính và cố định bằng mấy vòng dây cao su) cũng không bị ảnh hưởng nhiều.

Có thể bạn quan tâm: 10 vật dụng không nên mang theo khi đi du lịch

Như bạn thấy trong thời tiết lạnh thì bạn thử hà hơi lên kính xem, hơi nước sẽ lập tức ngưng tụ, điều này cũng áp dụng với ống kính, khi từ lạnh mà sang nơi ấm hay ngược lại, hơi nước sẽ ngưng tụ trong ống kính và trong máy ảnh và điều đó thì tất nhiên là không có lợi cho ống kính và máy ảnh của mình chút nào, nên cần nhất là tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Nơi du lịch có nhiệt độ 5-10 độ cộng với mưa bụi thì mấy cái đem theo chẳng dùng được gì, dù bỏ túi nilon nhưng cứ lấy ra lấy vào. Cả ngày đi chụp, máy khá là ẩm, lâu lâu cứ phải lấy cái miếng da ra chùi lens. Nếu thấy có hơi nước ngưng tụ trong máy ảnh hoặc ống kính thì cũng không nên quá lo lắng, hãy bỏ chúng vào hộp hút ẩm, thùng gạo hoặc một môi trường khô – háo nước nào đó có sẵn, kiên nhẫn đợi hơi nước bị hút hết sau đó sử dụng bình thường. Không được vội vàng tìm cách sấy khô bằng cách hơ trên nguồn nhiệt hoặc phun hơi nóng.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.