Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cẩm nang phượt Điện Biên bằng xe máy tự túc từ Hà Nội

0

Cập nhật vào 16/04

Cách Hà Nội khoảng 500km, cung đường phượt Hà Nội – Điện Biên bằng xe máy thực sự là một thử thách và chỉ dành cho những người đầy đam mê chinh phục. Nếu bạn chưa đủ đam mê thì mình khuyên bạn nên đi ô tô lên Điện Biên và thuê xe máy ở đó để đi lại. Còn bài viết này, mình chia sẻ một vài thông tin và kinh nghiệm của mình khi đi Phượt Điện Biên bằng xe máy cho bạn nào chưa từng chạy cung đường này.

  1. Điện Biên cách Hà Nội bao nhiêu km?
  2. Đi Phượt Điện Biên mùa nào đẹp nhất?
  3. Cung đường đi phượt Điện Biên
  4. Những địa điểm nổi tiếng ở Điện Biên
  5. Những món ăn nổi tiếng ở Điện Biên
  6. Một số lưu ý khi đi phượt Điện Biên bằng xe máy

1. Điện Biên cách Hà Nội bao nhiêu km?

Điện Biên là 1 tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội gần 500 km về phía Tây. Phía Bắc Điện Biên giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc; phía Tây và Tây Nam giáp với Lào. (Theo vi.wikipedia.org)

Đường lên Điện Biên

2. Đi Phượt Điện Biên mùa nào đẹp nhất?

  • Lên Điện Biên vào dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 là dịp đặc biệt. Tuy nhiên, dịp lễ này Điện Biên đặc biệt đông do các đoàn đổ về đi du lịch và đi phượt với số lượng rất lớn. Nếu đi dịp này các bạn nên đặt phòng trước khoảng 1-2 tháng.
  • Tháng 3 dương lịch là mùa hoa Ban nở trắng trời Tây Bắc, bạn có thể đi phượt Điện Biên mùa hoa ban để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa đặc trưng của vùng Tây Bắc này.

Mùa hoa ban ở Điện Biên vào tháng 3

Phượt Điện Biên ngắm hoa ban vào tháng 3

  • Đến Điện Biên vào khoảng ngày 24 và 25 tháng 2 âm lịch hàng năm bạn sẽ được hòa mình vào lễ hội Thành Bản Phủ.
  • Theo kinh nghiệm đi phượt của mình, bạn không nên đi phượt Điện Biên bằng xe máy vào tháng 6 đến tháng 8 vì đây là cao điểm của mùa mưa. Mưa sẽ khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn hơn vì đường sẽ rất trơn và dễ gây tai nạn.
  • Nếu đi phượt Điện Biên vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 bạn sẽ có cơ hội nhìn ngắm vẻ đẹp của những ruộng bậc thang tràn đầy sắc vàng của lúa chín. Đi vào thời gian này bạn có thể kết hợp đi ngắm lúa ở một số vùng khác như Mù Cang Chải, Sa Pa.

Mùa lúa chín vàng óng ở Tủa Chùa, Điện Biên

Mùa lúa chín vàng óng ở Tủa Chùa, Điện Biên

  • Cũng là màu vàng rực rỡ, những chiếc áo vàng mà Điện Biên mặc vào những ngày tháng 11, 12 lại mang một vẻ đẹp kiêu sa, pha lẫn với nét hoang dại của những bông hoa dã quỳ đang đua nhau nở. Đi vào tháng 11 để kết hợp đi ngắm hoa cải ở Mộc Châu.
  • Nếu muốn đi phượt cực Tây A Pa Chải các bạn nên tránh thời điểm mùa hè bởi tầm này là mùa mưa Tây Bắc cùng với cái nắng oi của mùa hè sẽ rất mệt mỏi và mất sức.

3. Cung đường đi phượt Điện Biên

Bắt đầu từ Trung tâm hội nghị Quốc Gia, bạn đi theo cao tốc Láng – Hòa Lạc, sau đó đi theo đường Hòa Lạc – Hòa Bình mới hoàn thành. Đi qua Thành phố Hòa Bình theo Quốc lộ 6 – Mai Châu – Thành phố Sơn La – Đèo Pha Đin. Đến Thị trấn Tuần Giáo rẽ trái vào QL279 là sẽ đến Thành phố Điện Biên Phủ.

Cung đường đi phượt Điện Biên từ Hà Nội

Ở cung đường này, bạn sẽ được trải nghiệm con đèo huyền thoại Pha Đin – 1 trong tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc và là 1 trong những cung đường đèo đẹp nhất Việt Nam.

4. Những địa điểm nổi tiếng ở Điện Biên

Đối với dân phượt như bọn mình thì lên Điện Biên bọn mình chỉ nghĩ ngay đến 2 nơi đó là Đèo Pha Đin và Cực Tây A pa chải. Nó xứng đáng để khám phá và trải nghiệm. Đây chỉ là quan điểm của mình nhé.

4.1. Đèo Pha Đin

Đèo Pha Đin hay Dốc Pha Đin là đèo núi trên quốc lộ 6 ở ranh giới xã Phổng Lái huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La và xã Tỏa Tình huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên

Cột mốc đánh dấu bắt đầu Đèo Pha Đin

Đèo có độ dài 32 km. Điểm khởi đầu của đèo cách Thành phố Sơn La về phía Tây 66 km còn điểm cuối của đèo cách Thành phố Điện Biên Phủ khoảng 84 km.

Cung đường đèo Pha Đin

Đứng trên dốc đèo phía tỉnh Điện Biên nhìn xuống bạn sẽ thấy thung lũng Mường Quài. Tuy nhiên, khi lên đến gần đỉnh đèo thì hầu như không còn nhìn thấy bản làng nào mà chỉ còn nền trời xanh thẳm và núi rừng hùng vĩ như hòa quyện làm một.

Khung cảnh núi rừng nhìn từ đèo Pha Đin

Đây là 1 con đèo chứng kiến nhiều chiến tích lịch sử, 1 trong những tuyến huyết mạch quan trọng tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

4.2. Ngã 3 biên giới cực Tây A Pa Chải.

A Pa Chải là một bản thuộc xã Sín Thầu huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên, Việt Nam. Trước đây bản A Pa Chải là bản ở cực tây trên đất liền của miền bắc Việt Nam. Tên “A Pa Chải” được dùng đặt cho tên đồn biên phòng và cho cửa khẩu A Pa Chải.

Cột mốc thiêng liêng cực Tây Apa Chải

Nằm ở phía tây tây bắc bản A Pa Chải cách cỡ 8 km theo đường thẳng, là đỉnh Khoan La San cao 1864 m so với mực nước biển, là điểm cao đặt cột mốc biên giới số 0 (không số) có tọa độ 22°23’53″N 102°8’51″E, là ngã 3 biên giới của 3 nước Trung Quốc, Việt Nam và Lào.

Cột mốc số 0 cực Tây Apachai

Nơi này được mệnh danh là “1 con gà gáy cả ba nước đều nghe thấy”. Điểm cao này cách tỉnh lỵ Điện Biên Phủ khoảng 250 km. Nơi đây chủ yếu là người Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác sinh sống. A Pa Chải trong tiếng Hà Nhì có nghĩa là vùng đất bằng phẳng, rộng lớn.

Cột mốc số 0 cực Tây Apachai

Để đến được cao điểm cực Tây Apachai này, từ thành phố Ðiện Biên Phủ, bạn phải đi chặng đường núi gập ghềnh, quanh co thêm chừng 260 km nữa mới vào đến xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, nơi có đường biên giới tiếp giáp giữa ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc. Từ đây, bạn tiếp tục xuôi theo con đường nhựa xuyên Mường Nhé mới đến A Pa Chải.

Cột mốc trên đường đến A Pa Chải

Đến thăm ngã 3 A Pa Chải thì bạn nên ở lại tại đồn biên phòng A Pa Chải và để các chiến sĩ dắt đi thăm cột mốc biên giới phía Tây của Tổ Quốc. Lưu ý không nên đi một mình để tránh đi lạc qua biên giới của nước láng giềng.

Đồn biên phòng A Pa Chải

Đồn biên phòng A Pa Chải

Đây là 2 địa điểm theo mình thấy là nó phù hợp với sở thích chinh phục của những phượt thủ giống như mình. Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều thời gian, có thể khám phá thêm rất nhiều địa điểm đẹp, thú vị, lịch sử khác ở Điện Biên như:

Suối nước nóng UVA Điện Biên

Suối nước nóng UVA.

  • Thị xã Mường Lay.
  • Cầu Hang Tôm.
  • Thành Bản Phủ và Đền thờ Hoàng Công Chất
  • Cửa khẩu Tây Trang.
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé.

Những địa điểm này mình đã nói rất chi tiết trong bài viết: Địa điểm du lịch Điện Biên các bạn tham khảo nhé!

5. Những món ăn nổi tiếng ở Điện Biên

Nếu có cơ hội đến Điện Biên một lần thì bạn hãy thử những món ăn mang phong vị Tây Bắc ở đây. Có thể kể tên một vài món ăn đặc sản của Điện Biên như:

  • Pa Pỉnh Tộp.
  • Gà đen Tủa Chùa.
  • Thịt trâu gác bếp Điện Biên.
  • Rau hoa ban.
  • Chè tuyết san Tủa Chùa.
  • Rượu sâu chít.
  • Xôi nếp hương
  • Xôi chim Mường Thanh.
  • Bắp cải cuốn nhót xanh.
  • Thịt lợn xay hấp lá chuối.
  • Thịt lợn gác bếp…

Tất cả những món ăn ngon ở Điện Biên bạn có thể tham khảo trong bài viết: Đặc sản Điện Biên mình đã nói rất chi tiết rồi nhé.

6. Một số lưu ý khi đi phượt Điện Biên bằng xe máy

Bạn là người đã từng đi phượt nên mình nghĩ những điều này có thể các bạn đã biết, nhưng mình vẫn muốn nói lại để nếu không may các bạn quên 1 điều gì đó thì sẽ nhớ lại được.

  • Kiểm tra và bảo dưỡng kỹ lưỡng xe trước khi đi.
  • Mang đủ đồ nghề để sửa xe, săm lốp dự phòng.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ khi cảm thấy mệt.
  • Tuân thủ luật giao thông.
  • Lên kế hoạch đi đầy đủ và chi tiết.
  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, quần áo ấm và các loại thuốc.
  • Mang đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân.
  • Tôn trọng văn hóa người dân bản địa tại Điện Biên.
  • Mang theo 1 ít bánh kẹo hoặc sách vở tặng cho các em nhỏ dân tộc.

Chúc các bạn có 1 chuyến đi vui vẻ và ý nghĩa!

Mời bạn chiêm ngưỡng toàn cảnh Điện Biên qua Flycam:

Tham khảo kinh nghiệm đi phượt những địa điểm khác ở miền Bắc:

5/5 - (5 bình chọn)
Share.

Comments are closed.