Cập nhật vào 17/04
Nên uống nấm linh chi tươi hay khô, uống nấm linh chi rừng hay nấm trồng, có cần kiêng gì khi uống nấm linh chi không là những thắc mắc rất nhiều độc giả quan tâm. Câu trả lời sẽ có trong bài viết.
Nấm linh chi bao gồm những loại nào?
- Về linh chi đỏ: hay còn tên gọi khác như nấm xích chi, hồng chi có màu đỏ sẫm đặc trưng trên mặt nấm và là loại nấm được đánh giá là một trong những loại linh chi hữu hiệu nhất, từ đó giúp cho loại này trở nên phổ biến trên thị trường hơn bất kì loại nấm nào khác, chúng có công dụng chủ yếu về điều hòa huyết áp, bổ máu, ổn định hệ thần kinh, tăng cường miễn dịch, bảo vệ gan, thanh nhiệt và giải độc… Một trong những loại linh chi đỏ tốt nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo là Nấm lim xanh Tiên Phước.
- Linh chi vàng: hay còn gọi là nấm hoàng chi, loại nấm này có vị ngọt, dược tính ổn định, tính bình, không tác dụng phụ, nấm vàng có khả năng về tỳ khí, an thần, trung hòa cơ thể…
- Linh chi xanh: hay còn gọi là long chi, có công dụng bổ mắt, bổ gan, điều khí, an thần, gia tăng khả năng hệ thần kinh…
- Linh chi trắng: hay có tên gọi khác là ngọc chi, có vị cay, tính bình, ích phổi, thông mũi, an thần, cường chí, chữa ho và không có tác dụng phụ, nấm Ganoderma trắng ngoài thiên nhiên được tìm thấy có giá trị dinh dưỡng rất cao.
- Linh chi đen: với tên gọi là hắc chi, huyền chi,…Có vị mặn tính bình, không độc hại, điều trị chứng bí tiểu, ích thận, bổ gan, điều hòa mạch máu và phòng ngừa ung thư,…
- Linh chi tím: còn gọi là tử chi hay tên gọi khác là mộc chi, loại nấm này có màu tím sẫm đặc trưng. Nước chiết xuất mang vị ngọt, tính bình, không độ, bảo thần, làm cứng gân cốt, ích tinh, đẹp da.

Các tác dụng chính của nấm linh chi
- Phòng ngừa các bệnh ung thư hiệu quả, đẩy lùi quá trình hình thành và phát triển của các tế bào xấu.
- Thanh nhiệt, giải độc gan, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan cấp hoặc mãn tính.
- Cải thiện chức năng của tuyến tụy, kích thích sản sinh insulin từ đó giúp cân bằng đường huyết trong máu, điều trị tiểu đường hiệu quả.
- Tăng cường quá trình bài tiết, đào thảo độc tố, làm đẹp, hồng hào da và có thể ngăn ngừa các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá, mẩn ngứa,…
- Tốt cho hệ thần kinh, giảm mệt mỏi, căng thẳng, tâm trạng lo âu, chống suy nhược cơ thể.
- An thần, trị đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh hiệu quả.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh về mạch vành, tim mạch, huyết áp.
Tác dụng của từng loại nấm linh chi là không giống nhau. Trong số các dòng linh chi, nấm lim xanh được đánh giá là đem đến nhiều công dụng cho sức khỏe bậc nhất. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài Nấm lim xanh có tác dụng gì.
Nên uống nấm linh chi như thế nào?
Có rất nhiều cách để có thể chế biến nấm linh chi, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu sơ qua cho quý vị một số cách cơ bản, được nhiều người áp dụng:
Cách uống nấm linh chi bột
Chuẩn bị: Bột nấm linh chi, ấm nước, nước sôi, mật ong
Cách làm: Dùng 10 – 15g nấm linh chi xay bột cho vào bình trà đựng nước sôi. Nên cho bột nấm vào túi lọc và dùng bình pha bằng sứ hoặc thủy tinh.
Để khoảng 10 phút sau đó lọc bã, cho thêm chút mật ong rồi uống sẽ có vị ngon hơn.
Cách uống nấm linh chi ngâm rượu
Chuẩn bị: Nấm linh chi: 300g. Bạn có thể dùng nấm linh chi thái lát hoặc nấm linh chi nguyên cây; Rượu: 5 lít; Bình ngâm: Bình thủy tinh Hàn Quốc hoặc bình sành sứ.
Cách làm: Sơ chế sạch nấm linh chi. Cho nấm linh chi vào bình ngâm, đổ rượu lên sao cho ngập toàn bộ nấm. Nếu thích trưng bình đẹp thì bạn có thể ngâm nguyên cây. Xếp cây nấm thẳng đứng vào bình thủy tinh, chân cây trên đứng lên mũ cây dưới, mũ các cây so le nhau, có thể dùng tăm tre cố định chân cây nấm nọ với mũ cây nấm kia, sau đó đổ rượu nhẹ nhàng vào bình. Tiếp đến đậy nắp thật chặt để quá trình lên men của rượu nấm được tốt nhất.
Đặt bình ngâm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để bình ngâm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Bảo quản rượu ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
Rượu nấm linh chi thường ngâm trong khoảng 2 tháng là có thể sử dụng được, tuy nhiên nếu ngon nhất thì nên ngâm từ 3 – 4 tháng.
Nên dùng mỗi ngày 2 ly rượu nấm linh chi nhỏ, không lạm dụng quá nhiều sẽ tổn hại đến sức khỏe. Người mắc các bệnh lý như ung thư, gan (viêm gan, xơ gan) không nên áp dụng cách chế biến này.
Cách uống nấm linh chi với atiso
Chuẩn bị: 10g atiso, 10g nấm linh chi. Khi chọn chú ý chọn nguyên liệu còn mới thơm mùi đặc trưng, kiểm tra xem có bị nấm mốc hay mối mọt gì không, nếu có thì tuyệt đối không sử dụng.
Cách làm: Đem rửa sạch nấm và atiso để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám vào. Cho nấm, atiso vào nồi rồi đổ vào 1.5 lít nước. Đun cạn còn 1 – 1.2 lít nước thì chắt nước ra uống trong ngày. Bạn có thể uống nóng hay lạnh đều được.
Cách uống nấm linh chi với đậu đen
Chuẩn bị: 10 – 30g nấm linh chi, 20 – 30g đậu đen, nồi nấu.
Cách làm: Đậu đen đem rang thơm, nấu cùng với 0.5 lít nước. Nấm linh chi rửa sạch, cho vào nồi đun cùng 1 đến 1.5 lít nước lọc. Đun tới khi sôi thì vặn lửa nhỏ, đun tiếp cho tới khi nước trong nồi cạn chỉ còn khoảng 0.8 đến 1 lít nước. Khi uống thì đổ 2 nước này vào với nhau, khuấy đều. Có thể uống nóng hoặc lạnh đều được.
Cách uống nấm linh chi với đường phèn
Chuẩn bị: 10 – 30g nấm linh chi, 3 – 5 viên đường phèn nhỏ, nước lọc, nồi đất hoặc sành, sứ.
Cách làm: Nấm linh chi đem rửa sạch, vớt ra để ráo. Cho nấm vào nồi, đổ 2 lít nước lọc vào đun cho tới khi nước trong nồi sôi thì cho đường phèn vào, đun nhỏ lửa tiếp đến khi nước trong nồi cạn còn khoảng 1.5 lít nước thì tắt bếp. Chắt nước ra bình để uống trong ngày.
Cách uống nấm linh chi hãm trà
Bước 1: Cho khoảng 6-7 lát Nấm Linh Chi vào bình với 1 lít nước nóng hoặc bình đun siêu tốc (bình to hơn thì bạn ước lượng cho thêm lát vào) và đun trong 15 phút.
Bước 2: Giữ nóng suốt trong bình giữ nhiệt uống là tốt nhất, mỗi ngày dùng 500 ml – 1 lít.
Với 1 lít nước phù hợp với 1/2 lượng nước 1 ngày của người bình thường uống, bạn sẽ chia ra uống dần trong ngày. Với 2 lít chế biến thì dùng trong 2 ngày, hôm nay tới hôm sau, sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Cần kiêng gì khi uống nấm linh chi?
- Kiêng uống nước nấm linh chi để qua đêm vì nước dễ bị thiu, biến chất
- Kiêng nấu nước nấm linh chi bằng nồi kim loại như sắt, nhôm, gang, đồng…
- Kiêng dùng nấm linh chi bị mốc, hư hỏng vì nó chứa độc tố uống vào hại cơ thể
- Kiêng tự ý kết hợp nấm linh chi với các dược liệu khác khi chưa được sự cho phép.
- Kiêng uống nước nấm cùng với thuốc Tây cùng 1 thời điểm. Khoảng cách uống 2 loại thuốc này ít nhất 1 tiếng để tránh tương tác thuốc xảy ra.
- Nếu bạn là người được ghép gan hay ghép thận (dùng liệu pháp ức chế miễn dịch để tránh đào thải)… cũng không nên dùng vì linh chi tăng cường miễn dịch sẽ dẫn tới đào thải nội tạng được ghép.
- Người bị suy thận hạn chế dùng (linh chi giúp lợi tiểu sẽ làm thận hoạt động nhiều, gây gánh nặng cho thận, khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn)
- Người huyết áp thấp cũng nên hạn chế sử dụng hoặc không nên dùng. Bởi nấm làm hạ huyết áp, sẽ khiến huyết áp giảm sâu gây các biến chứng nguy hiểm.
- Phụ nữ mang thai (bà bầu) những tháng đầu hoặc giai đoạn cho con bú không nên sử dụng hoặc muốn sử dụng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Trẻ sơ sinh không nên dùng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm: Cách nấu nấm linh chi với táo đỏ.
Những thắc mắc thường gặp khi uống nấm linh chi?
Nấm linh chi bao nhiêu tiền 1 kg?
Hiện nay, trên thị trường nấm linh chi có nhiều loại và nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc của loại nấm. Nếu các bạn lựa chọn cho mình loại nấm linh chi tự nhiên giá thành sẽ cao hơn so với những loại nấm linh chi được nuôi trồng trong những trang trại lớn với công nghệ hiện đại và quy trình nghiêm ngặt. Giá nấm linh chi nuôi trồng giá dao động trên dưới 1.5 triệu, có loại chỉ vài trăm nghìn; còn nấm linh chi rừng mức giá từ 3.5 – 6 triệu/kg, thời kỳ khan hiếm giá còn có thể bị đẩy cao hơn nữa.
Nấm linh chi nào tốt nhất cho sức khỏe?
Nấm linh chi có nhiều loại tuy nhiên chỉ có 6 loại được sử dụng phổ biến là nấm linh chi xanh, trắng, vàng, đỏ, đen, và tím. Một trong số đó, loại nấm tốt nhất và được lựa chọn sử dụng nhiều nhất chính là nấm linh chi đỏ vì nó chứa hàm lượng các dưỡng chất quý hiếm rất cao, giúp bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp rất hiệu quả. Về khả năng trị liệu thì linh chi đỏ là loại tốt nhất, do đó nếu lựa chọn linh chi thì linh chỉ đỏ là gợi ý hoàn hảo dành cho bạn.
Uống nấm linh chi nhiều có hại không?
Bất cứ thực phẩm hay dược liệu nào khi đưa vào cơ thể chúng ta cần dùng với liều lượng phù hợp. Dùng nhiều quá nhiều có thể gây ra những phản ứng không mong muốn. Do vậy bạn cần tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ về liệu lượng nấm phù hợp đối với thể trạng sức khỏe của mình.
Uống nấm linh chi vào thời gian nào trong ngày?
Bạn có thể uống nước nấm linh chi vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên uống vào buổi sáng sớm, khi bụng rỗng là tốt nhất bởi sẽ phát huy cơ chế thải độc của nấm.
Mỗi ngày uống bao nhiêu nước nấm linh chi là phù hợp?
Trung bình mỗi ngày, bạn nên dùng từ 1.5 đến 2 lít nước nấm linh chi. Tùy vào thể trạng sức khỏe mà liều lượng nấm linh chi sử dụng sẽ có sự khác biệt. Ví dụ như người bệnh nặng sẽ dùng 20 -30g nấm linh chi sắc cùng 2 lít nước, nhưng với người khỏe mạnh bạn chỉ cần dùng 10g nấm sắc hoặc hãm cùng 1.5 đến 2 lít nước để uống.
Có nên ngừng dùng thuốc tây khi uống nấm linh chi không?
Câu trả lời là Không. Bởi trong thuốc tây có chứa những thành phần chất có tác dụng chữa bệnh mà nấm linh chi không có. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc sử dụng có kỵ với nấm linh chi không, nếu có thì tạm thời chưa uống nấm, nếu không kỵ thì chỉ cần chú ý khoảng cách thời gian uống nấm với thuốc tây tối thiểu 1 tiếng.
Nấm linh chi giảm béo được không?
Những người béo, thừa cân có thể sử dụng nấm linh chi để mang lại hiệu quả tốt. Dựa vào các kết quả nghiên cứu đã cho thấy trong thành phần của nấm linh chi có chứa các hoạt chất giúp ức chế quá trình sản sinh và tổng hợp cholesterol, nhờ đó ngăn chặn tình trạng béo phì.
Ngoài ra, nấm linh chi còn giúp kích thích và tăng cường hoạt động trao đổi chất, đốt cháy lượng mỡ thừa và đào thải chúng ra khỏi cơ thể thông qua tác động đến chức năng gan, nhờ đó giảm sự hình thành lượng mỡ xấu tích tụ, giữ gìn vóc dáng thon gọn.
Uống nấm linh chi có tác dụng phụ không?
Một vài người uống nấm linh chi sẽ có các tác dụng phụ, biểu hiện là:
- Buồn nôn, choáng váng
- Ngứa ngáy, khó chịu
- Chảy máu mũi
- Đi ngoài
- Đau bụng
Một số nguyên nhân gây nên tình trạng trên là:
- Do cơ thể chưa kịp thích ứng với dược tính trong nấm: Nấm linh chi là một trong những dược liệu vàng với sức khỏe. Loại nấm này chứa hàm lượng dược chất cao (Lingzhi-8 Protein, Polysaccharide, Ganodermic, Glycoprotein, Nucleotide, Peptidoglycans, Beta Glucan, Triterpenes, Adenosine, Germanium,…), do vậy có tác dụng phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh: ung thư, tai biến, xơ vữa động mạch vành, tiểu đường, cao huyết áp, gout, gan nhiễm mỡ, mỡ máu…
Cũng bởi có chứa hàm lượng chất cao như vậy nên một số người ban đầu khi uống dễ gặp phải triệu chứng như đi ngoài nhẹ, bị chóng mặt, ngứa hay đau bụng do cơ thể chưa kịp thích ứng với dược tính trong nấm. Tuy nhiên tình trạng này thường sẽ chỉ xảy ra 3 – 4 ngày đầu, sau đó cơ thể sẽ về trạng thái bình thường.
- Do nước, dụng cụ nấu nước kém vệ sinh: Đối với các đồ uống thức ăn đưa vào cơ thể thì vấn đề an toàn vệ sinh cần được đặt lên hàng đầu. Nếu nồi nấu, nước nấu bị bẩn, có chứa độc tố thì khi nấu nước linh chi, uống vào cũng có thể gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy…
- Do mua phải nấm linh chi kém chất lượng: Nấm giả, nấm bị mốc, mọt, chứa chất bảo quản…
- Do uống nước nấm linh chi đã bị thiu, để lâu.
- Do cơ địa bị dị ứng với thành phần trong nấm linh chi.